fbpx

Tổng quan ngành Chế biến thực phẩm đồ uống

Ngành sản xuất thực phẩm đồ uống tại Nhật có tổng số lượng nhân viên nhiều nhất trong các ngành sản xuất.

Số lượng nhân viên ở trung tâm đô thị lớn và các tỉnh không có sự chên lệnh đáng kể. Hiện trạng lao động của ngành này cũng thiếu hụt lao động nhiều hơn so với các ngành sản xuất khác.

Tỉ lệ nhân lực lao động nước ngoài, ngành sản xuất thực phẩm – đồ uống

Thực tập sinh

36.799

Visa chuyên môn, kỹ thuật về ngành

2.647

Visa vĩnh trú

41.453

Visa có tư cách hoạt động làm thêm (học sinh, visa phụ thuộc gia đình)

25.557

Không xác định

7

Đối tượng, nghiệp vụ của ngành Sản xuất thực phẩm, đồ uống

Công việc, nghiệp vụ của người nước ngoài tư cách Kỹ năng đặc định là những công việc như sản xuất, chế biến, gia công thực phẩm đồ uống (không bao gồm rượu), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm)

Đồng thời, tham gia vào những công việc liên quan mà người Nhật thường làm như: mua sắm nguyên liệu, giao sản phẩm, làm sạch, quản lý cơ sở kinh doanh…

Lĩnh vực sản xuất thực phẩm đồ uống được phân loại thành 7 loại hình sau:

  1. Công nghiệp sản xuất thực phẩm **
  2. Công nghiệp sản xuất nước giải khát
  3. Công nghiệp sản xuất trà và cà phê (không bao gồm nước ngọt)
  4. Sản xuất đá uống nước
  5. Bán lẻ bánh kẹo (sản xuất bán lẻ)
  6. Bán lẻ bánh mì (sản xuất bán lẻ)
  7. Các nhà bán lẻ thực phẩm chế biến như đậu phụ, kamaboko (1 loại chả cá)

Ở ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm còn bao gồm:

  1. Công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
  2. Công nghiệp sản xuất thủy sản
  3. Rau đóng hộp, trái cây đóng hộp, nông sản bảo quản thực phẩm công nghiệp sản xuất thực phẩm
  4. Công nghiệp sản xuất gia vị
  5. Công nghiệp sản xuất đường
  6. Nghiền ngũ cốc và xay bột
  7. Công nghiệp sản xuất bánh mì và bánh kẹo
  8. Công nghiệp sản xuất dầu mỡ động vật và thực vật
  9. Các ngành sản xuất thực phẩm khác (Tinh bột, mì, đậu phụ, đậu phụ chiên, cá cơm, thực phẩm đông lạnh, món ăn phụ, sushi, hộp ăn trưa, bánh mì nấu ăn, vv)

Những tiêu chuẩn liên quan đến Kỹ năng đặc định số 1

Để đươc tiếp nhận tư cách Kỹ năng đặc định số 1 bạn cần hoàn thành chương trình Tu nghiệp sinh số 2 ngành sản xuất thực phẩm đồ uống hoặc đỗ kỳ thi được chỉ định dưới đây:

  1. Kỳ thi tay nghề ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống (tiêu chuẩn kỹ năng)
  2. Kỳ thi trình độ tiếng Nhật:

Bài kiểm tra tiếng Tiếng Nhật cơ bản của tổ chức giao lưu văn hóa Hoặc kỳ thi Năng lực tiếng Nhật – JLPT (N4 trở lên)

Những việc Tu nghiệp sinh số 2 làm liên quan đến sản xuất thực phẩm (3 năm)

  1. Đóng hộp thực phẩm (đồ hộp)
  2. Công nghiệp chế biến gà
  3. Công nghiệp chế biến hải sản gia nhiệt
  4. Công nghiệp chế biến hải sản phi gia nhiệt
  5. Sản xuất sản phẩm hải sản
  6. Công nghiệp chế biến thịt lợn
  7. Sản xuất xúc xích, thịt xông khói
  8. Sản xuất bánh mì
  9. Sản xuất, chế biến rau
  10. Sản xuất dưa chua

Kỳ thi kỹ năng đặc định ngành Sản xuất thực phẩm, đồ uống

1. Kỳ thi tay nghề

[Nội dung kiểm tra]

– Đảm bảo, xác nhận bạn có chuyên môn, kỹ năng xử lý, quản lý vệ sinh phù hợp với tiêu chuẩn HACCP, có nghiệp vụ sản xuất thực phẩm, đồ uống để có thể tham gia làm việc ngay lập tức mà không cần trải qua đào tạo hay huấn luyện.

[Phương pháp kiểm tra]

– Ngôn ngữ kiểm tra: bằng tiếng bản địa (nếu kỳ thi diễn ra ở Nhật sẽ thi bằng tiếng Nhật)

– Đơn vị triển khai: doanh nghiệp tư nhân được lựa chọn

– Phương pháp thực hiện: thi trên máy tính (CBT) hoặc thi trên giấy

– Tần suất thực thiện: khoảng 10 lần/năm tại nước ngoài

– Thời gian bắt đầu: dự kiến từ tháng 10/2019 trở đi

2. Kỳ thi tiếng Nhật

Có 2 kỳ thi tiếng Nhật với tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá như sau:

2.1 Kỳ thi [Tiếng Nhật cơ bản của tổ chức Giao lưu văn hóa quốc tế]

[Trình đồ tiếng Nhật]
Xác nhận có đủ khả năng sử dụng tiếng Nhật ở mức độ giao tiếp hàng ngày mà không gây trở ngại trong cuộc sống.
[Phương pháp đánh giá]
–  Cơ quan thực hiện: tổ chức hành chính độc lập: tổ chức giao lưu văn hóa quốc tế (Japan Foundation)
–  Phương pháp thực hiện: thi trên máy tính (CBT)
–  Số lần thực hiện: 6 lần/năm
–  Thời gian bắt đầu: dự kiến từ mùa thu năm 2019 trở đi

2.2 Kỳ thi [Năng lực tiếng Nhật- Jlpt] từ N4 trở lên

[Trình độ tiếng Nhật]

   Xác nhận có đủ khả năng sử dụng tiếng Nhật ở mức độ giao tiếp hàng ngày mà không gây trở ngại trong cuộc sống.

[Phương pháp đánh giá]

 –  Cơ quan thực hiện: tổ chức giao lưu văn hóa quốc tế (Japan foundation) hoặc Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản.

 –  Phương pháp thực hiện: Thi trắc nghiệm

 –  Tần suất thực hiện: tiến hành trong và ngoài nước, thực hiện 1~2 lần/ năm

Tài liệu ôn thi

đang cập nhật

Để cập nhật thông tin nhanh nhất về KNĐĐ bạn hãy truy cập: https://www.facebook.com/WorkInNippon.jp/

Nguồn: Cục nông lâm thủy sản Nhật Bản


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *